Thứ 6 ngày 09 tháng 02 năm 2018Lượt xem: 106529
ĐIỆN CƠ là gì ...
Vai trò của xét nghiệm ĐO ĐIỆN CƠ ?
1. Điện cơ là gì?
Chẩn đoán điện trong đó có điện cơ, là một kỹ thuật chẩn đoán quan trọng không thể thiếu trong thực hành thần kinh học hiện đại. Điện cơ là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định xem bạn có bị bệnh của dây thần kinh ở mặt, tay, chân hay bệnh của cơ bắp, hoặc các bệnh khác như giảm thính lực, giảm thị giác, chứng hạ canxi máu tiềm tàng hoặc rối loạn thần kinh thực vật, …
Bác sỹ sẽ sử dụng các điện cực để dẫn truyền hay phát hiện các tín hiệu điện do dây thần kinh hoặc cơ bắp phát ra. Ngoài ra, bác sỹ còn có thể sử dụng điện cực kim để châm trực tiếp vào bắp cơ để ghi lại hoạt động điện của cơ đó.
Kết quả điện cơ có thể cho thấy các bất thường của dây thần kinh, bất thường về cơ, hay bất thường dẫn truyền của nơi tiếp xúc giữa dây thần kinh với cơ.
2. Tại sao phải đo điện cơ?
- Cảm giác tê bì, kim châm, giảm cảm giác, kiến bò, … ở trên da
- Cảm giác yếu, hạn chế vận động, đau, co cứng, … ở cơ bắp
Kết quả điện cơ thường cần thiết để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ một số bệnh như:
- Các rối loạn của dẫn truyền thần kinh bên trong tủy sống và não như mất thính lực, mất thị lực, liệt mặt, …
- Các rối loạn thần kinh ngoài tủy sống (thần kinh ngoại biên) như hội chứng ống cổ tay, viêm đa dây thần kinh cấp tính, mãn tính, …
- Các rối loạn ảnh hưởng đến tế bào thần kinh vận động của tủy sống như xơ cột bên teo cơ, rỗng tủy, …
- Các rối loạn của rễ thần kinh như trong bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng, đau thần kinh tọa, …
- Các bệnh lý cơ như loạn dưỡng cơ, viêm đa cơ, …
- Các bệnh ảnh hưởng đến nơi tiếp nối thần kinh cơ như bệnh nhược cơ, …
- Các bệnh khác: chứng hạ canxi máu tiềm tàng, đánh giá các rối loạn thần kinh thực vật, …
3. Đo điện cơ có nguy cơ gì không?
Điện cơ là một kỹ thuật có yếu tố nguy cơ rất thấp và ít có biến chứng.
4. Chuẩn bị như thế nào khi đo điện cơ?
Các bác sỹ đo điện cơ cần biết hiện bạn có các bệnh lý nào khác kèm theo hay không. Hãy nói với bác sĩ hay nhân viên trong phòng điện cơ nếu bạn:
- Có máy điều hòa nhịp tim hay bất kỳ dụng cụ điện nào khác trong người
- Có bệnh về máu: đang điều trị thiếu máu, có rối loạn đông máu gây chảy máu kéo dài,…
5. Sau khi đo điện cơ: có thể (ít khi) có vết bầm nhỏ chỗ châm kim, những vết này sẽ mờ dần sau vài ngày.
6. Kết quả đo điện cơ:
Bác sĩ sẽ phân tích kết quả khảo sát của bạn và kết hợp thăm khám lâm sàng (rất quan trọng) để đưa ra chẩn đoán chính xác.
7. Sau đây là một số các kỹ thuật đo điện cơ hiện đang được áp dụng:
- Đo dẫn truyền thần kinh và điện cơ kim (Khảo sát bệnh của dây thần kinh, và bệnh của cơ, hay của tế bào thần kinh vận động)
- Test nhược cơ, điện cơ sợi đơn độc (Khảo sát bệnh nhược cơ)
- Test Tetany (Khảo sát chứng hạ canxi máu tiềm tàng)
- Phản xạ Blink (Liệt dây VII ngoại biên)
- Test thần kinh thực vật (Đánh giá các rối loạn thần kinh thực vật)
- Các điện thế gợi: điện thế gợi cảm giác thân thể (SSEP), điện thế gợi thị giác (VEP), điện thế gợi thính giác (BAEP) (Khảo sát các rối loạn của dẫn truyền thần kinh bên trong tủy sống và não).
Tin xem nhiều nhất
-
Ngày 09/02/2018
ĐIỆN CƠ là gì ...
-
Ngày 13/02/2018
Điều trị Co thắt mi mắt (Blepharospasm)?
-
Ngày 01/03/2018
Điều trị co cứng cơ sau Đột quỵ não.
-
Ngày 26/05/2018
Điều trị Co thắt nửa mặt (Hemifacial spasm)?
-
Ngày 05/04/2020
Liệt dây thần kinh số VII.
-
Ngày 05/10/2021
Chẩn đoán định khu tổn thương tủy sống.