Bệnh lý Thần kinh

Thứ 5 ngày 01 tháng 02 năm 2018Lượt xem: 21774

Khám cảm giác ...

 

Đánh giá cảm giác như thế nào?

Để đánh giá khả năng cảm nhận được một vật sắc nhọn, test sàng lọc tốt nhất là sử dụng một chiếc đinh ghim an toàn hoặc vật sắc nhọn khác để chạm nhẹ vào mặt, thân mình, và tứ chi; bệnh nhân được hỏi cảm giác hai bên có như nhau không và cảm giác là rõ hay mơ hồ. Vật sắc nhọn được loại bỏ sau khi sử dụng để tránh các bệnh lây truyền qua đường máu (ví dụ: nhiễm HIV, viêm gan).

 

Chức năng cảm giác vỏ não được đánh giá bằng cách yêu cầu bệnh nhân xác định một đồ vật quen thuộc (ví dụ đồng xu, chìa khóa) đặt trong lòng bàn tay (sự nhận biết đồ vật) và các số được viết trên lòng bàn tay (cảm giác vẽ trên da) và để phân biệt giữa 1 và 2 đồng thời, dùng đinh ghim chạm và các vị trí gần nhau trên đầu ngón tay (phân biệt 2 điểm).

Một dấu hiệu khác của suy giảm chức năng cảm giác vỏ não là không thể xác định kích thích ở một nửa người - có thể được xác định bằng cách khám từng bên một hoặc khám cả hai bên cùng lúc. Ví dụ, bệnh nhân chỉ có cảm giác ở một bên khi có kích thích cả hai bên mặc dù họ có thể có cảm giác ở cả hai bên khi từng bên một được khám.

 

Cảm giác nhiệt thường được khám với một âm thoa lạnh.

 

Cảm giác vị trí khớp được khám bằng cách di chuyển các đốt cuối cùng của các ngón tay của bệnh nhân, sau đó là ngón chân, lên hoặc xuống vài độ. Nếu bệnh nhân không thể xác định được những cử động nhỏ này khi nhắm mắt, các động tác di chuyển lên và xuống với biên độ lớn hơn sẽ được khám trước khi kiểm tra các khớp tiếp theo về phía gốc chi (ví dụ, kiểm tra khớp cổ chân nếu không cảm nhận được cử động của ngón chân).

Giả múa vờn là những cử động không tự ý có tính chất quằn quại, hay cử động như kiểu con rắn, của một chi do mất cảm giác tư thế nặng; các con đường vận động, bao gồm cả các hạch nền, được bảo tồn. Bộ não không thể nhận biết được chân tay đang ở đâu trong không gian, do đó chân tay sẽ cử động tự phát, và bệnh nhân phải sử dụng cơ quan thị giác để kiểm soát sự chuyển động của các chi. Điển hình, khi nhắm mắt, bệnh nhân không thể xác định vị trí của các chi trong không gian.

Không thể đứng bằng bàn chân khi nhắm mắt (nghiệm pháp Romberg) thể hiện sự giảm cảm giác tư thế ở các chi dưới. Khi có bệnh lý tiểu não, bệnh nhân cố gắng đứng bằng hai chân nghiêng về một bên nhưng gần nhau nhất có thể để không ngã và chỉ khi nhắm mắt. Trường hợp hiếm gặp có dấu hiệu này là mất chức năng tiền đình nặng cả hai bên (ví dụ: nhiễm độc aminoglycoside).

 

Để khám cảm giác rung, người khám đặt một ngón trỏ dưới khớp gian đốt xa của bệnh nhân và đặt âm thoa đang rung với tần số 128 Hz lên phía trên khớp và ghì nhẹ ngón tay phía dưới. Bệnh nhân được yêu cầu nói thời điểm không còn cảm giác rung để so sánh với người khám, người cảm thấy rung qua khớp của bệnh nhân.

 

Cảm giác xúc giác được khám với một núm bông.

Nếu cảm giác bị suy giảm, vị trí giải phẫu sẽ gợi ý định khu tổn thương (xem Hình: Cảm giác theo khoanh đoạn., Phân bố thần kinh da: chi trên., và Phân bố thần kinh da: chi dưới.):

Phân bố kiểu đeo găng: Thần kinh ngoại biên ngọn chi

Phân bố kiểu nhánh thần kinh hoặc khoanh đoạn: Các dây thần kinh đơn lẻ (viêm đơn dây thần kinh đa ổ) hoặc rễ thần kinh (bệnh rễ thần kinh)

Thiếu sót cảm giác, vận động và phản xạ không đồng đều ở một chi: Đám rối cánh tay hoặc thắt lưng

Giảm cảm giác giảm dưới một mức khoanh đoạn nhất định: Tủy sống

Mất cảm giác vùng yên ngựa: Hội chứng đuôi ngựa

Kiểu giao bên mặt - thân minh: Thân não

Mất cảm giác nửa người: Não

Mất cảm giác nửa người đường giữa: Đồi thị hoặc cơ năng (tâm thần).

Vị trí của tổn thương được xác định bởi những thay đổi về phản xạ và cơ lực theo kiểu nào.

(Hình ảnh sử dụng được sự cho phép của Viện Wistar, Philadelphia, Pennsylvania)

ktk@vn tham khảo nguồn MSD