Thứ 5 ngày 26 tháng 01 năm 2023Lượt xem: 14975
Gói khám điều trị Thoát vị địa đệm cơ bản.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng xơ, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.
1. Những hiểu biết về bệnh Thoát vị địa đệm.
Nhiều người nghĩ rằng bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ gặp phải khi lớn tuổi, xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên thời gian gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng. Tình trạng thoái hóa đĩa đệm, rách hoặc nứt gây chèn ép dây thần kinh, dẫn đến cơn đau khó chịu, gây cản trở khả năng vận động. Nếu không phát hiện sớm và điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời, có thể khiến một người khỏe mạnh bị tàn phế suốt đời.
Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.
A. Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn theo sự tương quan giữa khối thoát vị của nhân nhầy với vòng sợi và dây chằng dọc sau (theo phân loại của tác giả Wood):
+ Giai đoạn 1 (Phình đĩa đệm): là sự bè rộng của đĩa đệm ra xung quanh nhưng vẫn theo viền khớp, gây ra do yếu vòng xơ và dây chằng dọc sau, thường phình cân đối làm lõm bờ trước ống sống gây cản trở lưu thông dịch não tủy. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.
+ Giai đoạn 2 (Lồi đĩa đệm): là sự phá vỡ vòng xơ, nhân keo chui ra ngoài tạo thành ổ lồi khu trú, tiếp xúc với dây chằng dọc sau nhưng vẫn liên tục với tổ chức đĩa đệm gốc. Giai đoạn này, người bệnh có những cơn đau chưa rõ ràng.
+ Giai đoạn 3 (Thoát vị đĩa đệm thực sự): là khối thoát vị đã chui qua vòng xơ, nhưng vẫn còn dính liền với phần nhân keo nằm trước dây chằng dọc sau. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.
+ Giai đoạn 4 (Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời): là có một phần khối thoát vị tách rời ra khỏi phần đĩa đệm gốc nằm trước dây chằng dọc sau, có thể di trú đến mặt sau thân đốt sống. Mảnh rời này thường nằm ngoài màng cứng, nhưng đôi khi xuyên qua màng cứng gây chèn ép tủy. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.
B. Nguyên nhân.
Nếu xuất hiện bất kỳ vấn đề nào với các thành phần trong cấu tạo của cột sống thì có biểu hiện tổn thương tại chỗ hoặc gây nhiều biểu hiện ở tay hoặc chân (liên quan đến rễ thần kinh đó chi phối). Vì vậy, có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm, một số nguyên nhân liên quan thường gặp:
* Liên quan đến cấu trúc của cơ vùng cột sống.
+ Căng cơ bắp.
+ Co thắt cơ bắp
+ Căng cơ bắp.
+ Vi chấn thương hoặc chấn thương cơ bắp.
* Liên quan đến cấu trúc của xương, dây chằng, đĩa đệm và thần kinh vùng cột sống.
+ Căng, co thắt dây chằng.
+ Vỡ đĩa sụn: Giữa hai đốt cột sống được lót bởi các đĩa sụn. Nếu đĩa sụn vỡ sẽ có thể gây chèn ép lên dây thần kinh, dẫn đến đau ở vị trí tương ứng.
+ Phình lồi đĩa đệm dẫn đến chèn ép lên rễ thần kinh.
+ Đau cổ vai cánh tay.
+ Đau thần kinh tọa: đau chính dây thần kinh chi phối vùng nửa thân dưới của cơ thể.
+ Viêm khớp: Viêm xương khớp có thể gây ra các vấn đề với khớp ở hông, lưng dưới và những nơi khác. Trong một số trường hợp, không gian xung quanh tủy sống bị thu hẹp.
+ Cột sống cong bất thường như vẹo cột sống,...
+ Loãng xương khiến xương trở nên giòn và xốp.
+ Bệnh lý khác liên quan: như sỏi thận, nhiễm trùng thận, viêm bàng quang cũng gây đau lưng.
Nguyên nhân dẫn đến tổn thương như trên là hậu quả của một số hoạt động hàng ngày không đúng cách, như:
+ Tư thế ngồi làm việc không đúng.
+ Động tác xoắn vặn lưng đột ngột.
+ Đẩy, kéo, nâng hoặc mang một vật gì đó quá nặng hoặc sai tư thế.
+ Thời gian duy trì lâu dài và lặp lại nhiều lần.
C. Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể khác nhau tùy vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị và dây thần kinh bị chèn ép. Triệu chứng đau chỉ xuất hiện khi nhân nhầy trung tâm thoát ra ngoài, chèn vào mô xung quanh có dây thần kinh đi qua. Trường hợp khác, khi thoát vị thì nhân lồi phản ứng với hệ cung cấp máu xung quanh gây kích ứng các mô, tạo phản ứng viêm. Tùy vào vị trí thoát vị sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cơ xương liên quan và dẫn đến các triệu chứng đặc trưng.
- Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
+ Đau hoặc cứng vùng cổ, vai gáy, lan đến 2 bả vai.
+ Nhức mỏi dọc vùng gáy.
+ Đau nhức, bị tê ở ngón tay cái của bàn tay, cổ tay, mất cảm giác các vùng ở cánh tay.
+ Đau tăng khi xoay cổ, ưỡn cổ, làm việc nhiều hoặc lái xe.
+ Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau đầu, nhức đầu, chóng mặt.
+ Cử động của cánh tay kém linh hoạt do bị mất lực, suy nhược cơ bắp tay, khó khăn trong cầm nắm đồ vật.
+ Cơn đau xảy ra liên tục hoặc ngắt quãng. Cổ bị đau tăng khi nghiêng, xoay, cúi, ngửa cổ hay hắt hơi, ho,...
- Biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
+ Đau thắt lưng đột ngột và dữ dội.
+ Đau âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn.
+ Cử động bất tiện, khả năng ưỡn lưng hay cúi thấp khó.
+ Đau thắt lưng kèm theo đau thần kinh tọa (lan dọc mặt sau chân), đau lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc khoang liên sườn.
+ Tê hoặc yếu 2 chi dưới. Ngón chân cái khó gấp và duỗi, cảm giác tê thể hiện rõ ở phần mu bàn chân và mông.
+ Đau tăng khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đại tiện. Khi nằm nghiêng hoặc vận động mạnh, cơn đau sẽ càng tăng. Để giảm đau nhức, người bệnh có xu hướng đứng vẹo một bên.
D. Tổn thương lâu dài của thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người. Xét về bản chất: thoát vị đĩa đệm là chèn ép các rễ và dây thần kinh từ từ tăng dần, lâu dài làm rễ và dây thần kinh này bị tổn thương không thể hồi phục được. Tình trạng này gây nên những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và phiền toái, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hằng ngày. Nếu chủ quan không điều trị kịp thời hoặc tiếp cận sai cách chữa thoát vị đĩa đệm, có thể để lại nhiều "biến chứng" nguy hại đến sức khỏe như:
+ Khó khăn khi vận động các chi, mất khả năng lao động.
+ Tổn thương thần kinh cánh tay là teo cơ ở tay.
+ Gây rối loạn cảm giác, tê tay, tê chân, mất cảm giác nóng, lạnh.
+ Tổn thương thần kinh tọa, không nhấc được mũi và gót chân, lâu ngày bị teo cơ chân.
+ Rối loạn bàng quang hoặc chức năng ruột, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.
+ Bại liệt, tàn phế.
E. Chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm thường liên quan nhiều đến tư thế sinh hoạt không đúng hàng ngày và hầu như không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng ở giai đoạn đầu (giai đoạn 1, 2). Vì vậy, việc chẩn đoán sớm thoát vị đĩa đệm có vai trò cực kỳ quan trọng giúp việc phòng tránh và điều trị kịp thời bệnh lý này.
Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội cột sống Bắc Mỹ, chẩn đoán thoát vị đĩa đệm dựa vào:
+ Lâm sàng: thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa Thần kinh.
+ Chẩn đoán chức năng: ghi điện cơ giúp khảo sát chức năng của rễ và dây thần kinh bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm. Ghi điện cơ bằng điện cực kim giúp chẩn đoán sớm và chính xác rễ thần kinh tổn thương.
+ Chẩn đoán hình ảnh: chụp cộng hưởng từ cột sống giúp khảo sát hình ảnh của khối thoát vị chèn ép.
2. Đối tượng sử dụng gói khám bệnh Thoát vị đĩa đệm.
Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh thoát vị đĩa đệm, vì vậy nên được chẩn đoán xác định và điều trị sớm. Tuy nhiên, đối tượng có nguy cơ cao, có thể kể đến:
+ Tư thế vùng lưng: đứng, ngồi không đúng cách,… liên quan đến nghề nghiệp như công nhân, văn phòng, lái xe, …
+ Hoạt động thể lực: ít hoạt động, hoặc hoạt động nhưng không đúng cách, hoặc hoạt động quá nhiều, …
+ Thay đổi trọng lượng: mang thai, béo phì, …
+ Thay đổi sinh học: lớn tuổi, nội tiết tố (nữ nhiều hơn nam), …
+ Yếu tố khác: thể lực yếu, hút thuốc lá, yếu tố di truyền, viêm khớp, ung thư, căng thẳng, lo lắng, …
3. Lí do chọn khám điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm tại Phòng khám Nội Thần kinh - BS Nguyễn Tuấn Lượng?
Lựa chọn gói khám điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm tại Phòng khám - BS Nguyễn Tuấn Lượng, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng cao, chính xác và chi phí tiết kiệm với:
- Đội ngũ y bác sĩ là các Tiến sĩ, Bác sĩ CK II - những chuyên gia đầu ngành tại Hải Phòng hơn 20 năm kinh nghiệm, tận tụy và hết lòng vì sức khỏe của bạn. Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Lượng sẽ giúp bạn chẩn đoán sớm và tư vấn dự phòng thoát vị đĩa đệm đúng cách.
- Phòng khám trang bị đầy đủ máy móc tiên tiến, ứng dụng kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh, đảm bảo đưa ra kết quả chuẩn xác và nhanh chóng.
- Quy trình khám và điều trị an toàn, chuyên nghiệp, hạn chế lây nhiễm chéo.
- Mọi thủ tục đăng ký đặt lịch đều được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm thời gian.
- Bảng giá dịch vụ công khai, hợp lý, bao gồm đầy đủ các danh mục khám cần thiết, không mất thời gian phải đắn đo, lựa chọn mà vẫn trọn an tâm.
- Khách hàng có thể chủ động đặt lịch khám qua các kênh online như Website, Facebook, Hotline, Zalo.
- Địa điểm khám điều trị bệnh gần trung tâm thành phố (Google Maps), không gian khám bệnh sang trọng, hiện đại, văn minh.
- Khách hàng được chăm sóc, phục vụ tận tình và được theo dõi sức khỏe trọn đời.
- Thông tin dữ liệu sức khỏe của bạn được bảo mật tuyệt đối trên Google và xem lại ở mọi nơi, mọi lúc.
4. Quy trình thăm khám điều trị.
- Bước 1: Khách hàng liên hệ tổng đài 1900 86 86 16 đặt lịch thăm khám.
- Bước 2: Thanh toán chi phí gói khám.
- Bước 3: Tiến hành thăm khám.
- Bước 4: Trả kết quả và nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ, kết thúc dịch vụ.
- Bước 5: Chúng tôi luôn luôn nhắc bạn nhớ lịch khám sức khỏe định kỳ. Khi có bất thường hoặc cần tư vấn sức khỏe, bạn vui lòng liên hệ (24/7) 1900 86 86 16 .
Bảng giá và danh mục gói khám bệnh thoát vị đĩa đệm.
Lưu ý: Bảng giá và dịch vụ có thể thay đổi so với thời điểm đăng bài viết, để biết giá chính xác, quý khách vui lòng liên hệ 1900 86 86 16
Tin xem nhiều nhất
-
Ngày 09/02/2018
ĐIỆN CƠ là gì ...
-
Ngày 13/02/2018
Điều trị Co thắt mi mắt (Blepharospasm)?
-
Ngày 01/03/2018
Điều trị co cứng cơ sau Đột quỵ não.
-
Ngày 05/04/2020
Liệt dây thần kinh số VII.
-
Ngày 26/05/2018
Điều trị Co thắt nửa mặt (Hemifacial spasm)?
-
Ngày 05/10/2021
Chẩn đoán định khu tổn thương tủy sống.