Góc nhìn

Thứ 6 ngày 23 tháng 03 năm 2018Lượt xem: 7802

Khi hỏa hoạn bạn làm gì?

 

Bình tĩnh và hiểu biết là những điều cực kỳ quan trọng khi bạn gặp nguy cấp.

Khi rơi vào tình huống căng thẳng, cơ thể sẽ chuyển sang chế độ "chiến đấu hoặc bỏ chạy". Trong những tình huống sinh tồn, cơ thể tự chuẩn bị bằng cách tăng cường sản sinh hoocmon stress tên là cortisol. Cortisol sau đó sẽ di chuyển tới não bộ và làm chậm quá trình suy nghĩ tư duy và thực hiện các chức năng điều khiển chính ở thùy não trước. Vì vậy, khi "thuyền trưởng" của cơ thể bạn không còn nắm quyền kiểm soát thì hạch hạnh nhân – vùng hình thành và xử lí cảm xúc của bạn, sẽ trở nên lớn hơn và nắm quyền điều khiển cơ thể. Cuối cùng, hồi hải mã của não bộ - vùng học tập và lưu trữ bộ nhớ của bạn, sẽ tạm thời bị thu hẹp.

Có thể thấy, khi phải đối mặt với trường hợp khẩn cấp, não bộ của bạn sẽ gặp bất lợi bởi nó được lập trình sẵn để đưa ra các hành động phản ứng nhanh thay vì thực hiện điều khiển theo tư duy và sự cân nhắc. Hoảng loạn sẽ khiến bạn hành động theo cảm xúc hơn là hành động theo lí trí một cách thấu đáo để phản ứng lại tình huống hiểm nguy. Khi rơi vào tình huống khẩn cấp, bạn phải điều chỉnh hành vi của mình để thích ứng với mối đe dọa.

Hãy nhớ rằng yêu cầu cơ bản để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết cho sự sống như: gọi 114, cầm máu, hô hấp nhân tạo... là sự bình tĩnh, tỉnh táo của bạn. Nếu bạn giữ được bình tĩnh, bạn sẽ kiểm soát được cơn hoảng loạn. Con cái của bạn cũng sẽ hiểu được tín hiệu và hành động theo tín hiệu đó. Thực hành và diễn tập thường xuyên là điều quan trọng các phụ huynh cần làm để chuẩn bị cho gia đình trong những tình huống khẩn cấp.

Kỹ thuật số 1: Thư giãn cơ thể

Hãy ép căng sau đó giải phóng đồng thời tất cả các cơ trên cơ thể liên tục trong vòng 1 phút. Việc thực hiện các động tác này 3 lần sẽ giúp làm giảm căng thẳng trong cơ thể bạn và cảm thấy thư giãn ngay lập tức.

Kỹ thuật số 2: Hít thở

Hãy dành ra 1 phút để hít thở. Hít vào, giữ và thở ra lần lượt theo nhịp đếm từ 1 đến 3. Lặp lại việc hít thở này ba lần đồng thời nói và tập trung vào từ "thư giãn" để tâm trí tự động làm dịu đi sự căng thẳng.

Kỹ thuật số 3: Hình dung

Hãy tưởng tượng ra một hình ảnh. Hãy nhắm mắt trong 1 phút và tập trung tâm trí vào một số điều có thể khiến bạn thư giãn. Ví dụ, nơi mà bạn đi đến để thư giãn như bãi biển, những ngọn núi, sông suối, ... và giữ hình ảnh đó theo nhịp đếm từ 1 tới 3. Việc lặp lại điều này 3 lần sẽ ngay lập tức giúp giảm huyết áp, làm chậm nhịp tim và giảm căng thẳng.

Những điều này sẽ giúp cơ thể giải tỏa, giúp bạn tập trung. Cơ thể chính là công cụ giúp bạn thoát hiểm và nó chỉ thực hiện tốt nhất khi phối hợp hiệu quả với tâm trí của bạn.

Hãy nhớ rằng con cái luôn bắt chước cha mẹ. Nếu bạn là cha mẹ, kiểm soát cảm xúc của mình, bạn sẽ chuyển được cho con mình sự bình tĩnh. Và nếu làm theo hướng rõ ràng của bạn, con cái của bạn sẽ được giảm lo lắng và nắm được quyền kiểm soát trong những tình thế hiểm nguy.

Trong phân tích cuối cùng, dù là cha mẹ hay con cái thì đều sẽ phản ứng giống nhau, nên cũng cần phải thực hành các kỹ thuật, diễn tập thật nhiều để biến những kĩ thuật này thành bản năng. Với sự chuẩn bị, tập trung, và một kế hoạch kĩ lưỡng như vậy, tự động bạn sẽ giảm stress và giữ vững sự bình tĩnh của bản thân trong trường hợp khẩn cấp.

 


Rạng sáng ngày 23/3, chung cư Carina Plaza (phường 6, quận 8), trên đường Võ Văn Kiệt bất ngờ phát hỏa. Ngọn lửa bùng phát từ tầng hầm sau đó lan nhanh lên các tầng phía trên. Số người thiệt mạng trong trận hoả hoạn lên đến 13 người. Hơn 16 năm kể từ thảm hoạ ITC cướp đi 60 sinh mạng rúng động Sài Gòn, một lần nữa người dân thành phố đau đớn đối diện với thảm họa khủng khiếp lần này.

Nguyên nhân gây tử vong trong các vụ hỏa hoạn chủ yếu là do ngạt khói. Khi tránh được khói độc là bạn có đến 90% cơ hội sống sót khi thoát khỏi cơn nguy nan. Có lẽ vì thế, bài chia sẻ về cách thoát nạn với một tấm đệm của một thành viên diễn dàn Otofun.net đã nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ.

Theo tài khoản Facebook Minh Trần, đây là kinh nghiệm thực tế của bản thân anh. Kinh nghiệm này đã đã cứu sống 4 người trong gia đình anh trong một vụ hỏa hoạn và phòng cảnh sát PCCC của địa phương lưu lại để làm tài liệu phổ biến trong công tác phòng cháy chữa cháy. Trên trang cá nhân, tài khoản Minh Trần viết:

"Chia sẻ cách thoát hiểm khi xảy ra cháy qua vụ việc cháy chung cư tại Sài Gòn hôm nay. (Đây là kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi đã cứu sống 4 người trong gia đình mình trong một vụ hỏa hoạn)...

- Phương pháp thoát hiểm khi cháy tôi muốn nhấn mạnh là "rất đơn giản" và ai cùng gia đình nào cũng có điều kiện thực hiện tốt để giảm thiểu được thiệt hại rất lớn.

Tôi có vẽ hình ảnh minh họa để mọi người hiểu ngay được phương pháp dưới đây và cần lưu ý các điểm đặc biệt quan trọng.

   1) Khi xảy ra cháy hỏa hoạn, điều quan trọng hàng đầu là bạn không được mất bình tĩnh.

   2) Đa phần thiệt hại về người là do ngạt khói chứ không phải do lửa nóng.

   3) Khói độc đậm đặc và áp suất trong nhà kín sẽ tăng rất nhanh, do đó phải mở ngay lập tức tất cả các cửa ở hướng không có cháy để giảm áp (không được mở cửa ở hướng có cháy và khói xông vào phòng).

   4) Các phương pháp phòng khói khẩn cấp như khăn ướt luôn có tác dụng tốt vậy bạn nên luôn để 1 chai nước trong phòng.

- Thực hiện biện pháp tránh ngạt do khói rất đơn giản như sau: dụng cụ cứu nạn ở đây đơn giản chính là tấm đện bạn đang nằm ngủ.

Xem hình tôi vẽ minh họa thực hiện đối với 2 trường hợp là cửa sổ và ban công hoặc cả 2 cùng lúc. Lấy một tấm đệm (màu xanh như hình minh họa) dựng lên một góc khoảng 45 độ và bạn chui vào trong.

Khi tránh được khói độc bạn đã có đến 90% cơ hội sống sót trong lúc nguy cấp thời gian tính bằng giây".

 


cafeF